Diễn biến "lạ" trên thị trường xe ô tô hai tháng đầu năm 2019

Tác giả: Trần Minh Thắng Ngày đăng: 25/05/2019

Tính đến hết tháng 2/2019, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 16% trong khi xe nhập khẩu tăng 179% so với cùng kì năm ngoái.

Doanh số thị trường xe lắp ráp trong nước giảm sút so với xe nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2019

Doanh số thị trường xe lắp ráp trong nước giảm sút so với xe nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2019

Hiệp hội các nhà sản xuất xe ôtô Việt Nam (VAMA) vừa có báo cáo doanh số bán hàng tháng 2/2019. Theo đó, trong tháng 2, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 13.143 xe, giảm 61% so với tháng 1/2019 và tăng 6% so với cùng kỳ 2018.

Cụ thể, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 13.143 xe, bao gồm 9.157 xe du lịch; 3.810 xe thương mại và 176 xe chuyên dụng. Lần lượt doanh số xe du lịch giảm 67%, xe thương mại giảm 34% và xe chuyên dụng giảm 47% so với tháng trước.

Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 7.685 xe, giảm 59% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 5.458 xe, giảm 63% so với tháng trước.

Doanh số của các hãng xe lớn đều giảm mạnh so với tháng trước, trong đó Trường Hải giảm 59%; Toyota giảm 70%; Honda giảm 63%; Mitsubishi giảm 84%; Ford giảm 53%...

Về thị phần, Trường Hải dẫn đầu với 37,3%. Tiếp theo là Toyota Việt Nam với 20,1% thị phần. Đứng thứ 3 là Honda Việt Nam với 14,2% thị phần.

Nguyên nhân khiến doanh số bán xe toàn thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 2 vừa qua giảm mạnh do tháng 2 dương lịch trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài khiến cho hoạt động mua bán xe trong quãng thời gian này bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, phần lớn người dân có nhu cầu mua xe đã mua trước đó để có thời gian làm thủ tục đăng ký, đăng kiểm để có phương tiện đi chơi ngay trong những ngày Tết Nguyên đán nên qua Tết doanh số bán xe toàn thị trường giảm cũng là điều dễ hiểu.

Luỹ kế 2 tháng đầu năm, tổng số doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 2/2019 tăng 21% so với cùng kỳ. Xe ôtô du lịch tăng 34%, xe thương mại giảm 11% và xe chuyên dụng giảm 28% so với cùng kì.

Tính đến hết tháng 2/2019, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đạt 26.384 xe, giảm 16% so với cùng kỳ, trong khi xe nhập đạt 20.169 xe, tăng 179% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, sau khi thị trường đã ổn định trở lại, lượng ô tô nhập khẩu đã tăng mạnh khiến cho thị phần ô tô lắp ráp giảm sút. Đây là diễn biến khá "lạ" trên thị trường xe gần đây bởi xe lắp ráp trong nước đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước so với xe nhập khẩu.  

Tính chung hai tháng đầu năm 2019, mặc dù bị Thaco bỏ xa về thị phần song xét về sản lượng, Toyota vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tới 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu nhìn lại và so sánh với thời điểm 2 tháng đầu năm ngoái (2018) thì có thể thấy, khoảng thời gian khó khăn nhất đối với các hãng xe nhập khẩu khi vướng các quy định trong Nghị định 116 và không thể nhập được xe về.

Phải mãi đến tháng 3/2018, Honda mới có thể nhập khẩu với lô hàng 2.000 chiếc. Riêng Toyota, phải đến tháng 8/2018, dòng xe được săn đón nhất từng làm mưa làm gió trên thị trường là Toyota Fortuner mới trở lại sau đúng năm tháng vắng bóng trong danh sách bán ra. 

Ngoài Toyota và Thaco, các hãng ô tô trên thị trường Việt đều ghi nhận mức sụt giảm mạnh về doanh số bán trong tháng qua. Trong đó, Honda giảm tới 63%, Ford và Mercedes-Benz Vietnam giảm 53%, Mitsubishi giảm tới 84%...

Bạn đang xem: Diễn biến "lạ" trên thị trường xe ô tô hai tháng đầu năm 2019
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: